Phải làm sao khi bạn mất đi cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp

Đừng vội nản lòng, với nỗ lực vượt bậc, tinh thần trách nhiệm cao, chắc chắn bạn sẽ đạt được mục tiêu trong thời gian ngắn nhất.


Sau một năm làm việc cật lực và được sếp đánh giá cao, Hải gần như đã nắm chắc cơ hội được . Nhưng đến đợt thăng chức cho nhân viên, cô ngỡ ngàng nhận ra mình chẳng được gì sau một năm trời phấn đấu. Thất vọng, chán chường, sụp đổ… Hải muốn dứt áo ra đi ngay lập tức. Đó là tình huống khá phổ biến khi một nhân viên làm việc hết mình nhưng không được , mà cơ hội đó lại thuộc về anh A hay cô B đồng nghiệp. Nếu là bạn, bạn sẽ làm gì?

Hãy bình tĩnh
Cho dù bạn cảm thấy cực kỳ cay đắng khi bao nhiêu công sức của mình trở thành “đổ sông đổ biển”, hãy chân thành chúc mừng đồng nghiệp được đề bạt lên vị trí bạn hằng mong ước, dù đó là một đồng nghiệp hết sức bình thường (theo ý kiến của riêng bạn). Sau đó, bạn nên nhiệt tình hợp tác, giúp đỡ anh ta/cô ta hoàn thành tốt công việc như trước đây bạn đã từng làm.

Những hành động như vậy sẽ tạo được uy tín tốt cho bạn, cho thấy bạn có phẩm chất của một người “quân tử”. Rất có thể sếp đang ngầm quan sát và đánh giá bạn đó, và ông ấy sẽ dành cơ hội cho bạn trong lần xét duyệt thăng chức tiếp theo chăng?

Tìm hiểu lý do
Khi đã lấy lại thăng bằng, đây là lúc bạn nên tìm hiểu lý do tại sao mình lại “vuột mất” cơ hội. Hãy chọn một dịp thích hợp, có thể là khi sếp có thời gian rỗi và đang vui để khéo léo hỏi sếp vì sao cơ hội không đến với bạn. Bạn nên nhớ “thuốc đắng đã tật, sự thật mất lòng”, bạn nên cởi mở và chân thành để sếp thẳng thắng góp ý cho bạn.

Từ đó, bạn có thể nhìn lại tất cả các ưu khuyết điểm của mình, để biết được mình nên phát huy điểm nào, hoặc nên trui rèn thêm những kỹ năng hay phẩm chất cần thiết nào. Trong trường hợp của Hải, tuy chuyên môn của cô rất vững, thái độ làm việc rất tốt nhưng xét về khả năng lãnh đạo, sếp vẫn chưa tự tin đề bạt cô lên vị trí trưởng phòng bán hàng. Và sáu tháng sau, khi cô vừa hoàn thành khóa học quản trị kinh doanh, khả năng lãnh đạo được trau dồi, Hải được thăng tiến ngay lên vị trí mà cô hằng mơ ước.

Tiếp tục tiến bước
Sau khi đã tìm hiểu kỹ đâu là nguyên nhân thất bại, bạn nên lập ra một chương trình hành động riêng cho mình để tiếp tục phấn đấu. Đừng vội nản lòng, với nỗ lực vượt bậc, tinh thần trách nhiệm cao, chắc chắn bạn sẽ đạt được mục tiêu trong thời gian ngắn nhất.

Nhưng nếu bạn phát hiện ra có điều gì đó “uẩn khúc” đằng sau quyết định thăng tiến nhân viên của sếp thì sao? Có thể vì sếp yêu quý anh A hay cô B vì anh ta/cô ta biết khéo léo “chiều chuộng” sếp hơn bạn? Trong trường hợp đó bạn nên bình tĩnh và tiếp tục phấn đấu. Nhưng nếu thành tích vượt bậc của bạn vẫn không được công nhận trong những lần xét duyệt kế tiếp, đã đến lúc bạn nên tìm một nơi khác thích hợp hơn để phát huy tài năng của mình.

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *